PHƯƠNG PHÁP PRP HUYẾT TƯƠNG GIÀU TIỂU CẦU
PRP là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm hiểu. PRP được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc da và phục hồi sức khỏe. Hiện PRP đang thu hút sự quan tâm của nhiều người với khả năng kích thích tái tạo tự nhiên và phục hồi các chức năng sẵn có. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này và tại sao nó được coi là một công nghệ đầy hứa hẹn trong việc mang lại vẻ đẹp và sức khỏe cho người sử dụng.
1/ Phương pháp PRP là gì?
PRP (Platelet-Rich Plasma) hay huyết tương giàu tiểu cầu - đây là một phương pháp chăm sóc da và phục hồi sức khỏe sử dụng chính máu của chính bệnh nhân để tạo ra một dung dịch giàu yếu tố tiểu cầu có tác động tích cực đến quá trình tái tạo và làm mới da.
Quá trình PRP bắt đầu bằng việc lấy một mẫu máu từ bệnh nhân, sau đó máu được xử lý để tách riêng phần huyết tương giàu tiểu cầu. Dung dịch PRP này, giàu chất chứa yếu tố tăng trưởng và các thành phần tái tạo da tự nhiên, được sử dụng để tiêm hoặc áp dụng trực tiếp lên da.
PRP có khả năng kích thích sự phục hồi và tái tạo da, tăng cường sản xuất collagen, cải thiện độ đàn hồi và độ săn chắc của da. Nó cũng có thể giảm thiểu nếp nhăn, vết thâm, sẹo và các vấn đề da khác, mang lại cho da một vẻ tươi trẻ, mịn màng và rạng rỡ hơn.
PRP không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ, mà còn có ứng dụng trong chữa trị các vấn đề y tế như lành vết thương, điều trị viêm, và cải thiện tình trạng viêm khớp. Từ khía cạnh chăm sóc da và phục hồi sức khỏe, PRP đã trở thành một công nghệ đầy tiềm năng và đáng chú ý.
2/ Cơ chế hoạt động của PRP huyết tương giàu tiểu cầu
Cơ chế hoạt động của PRP (Platelet-Rich Plasma) dựa trên khả năng của tiểu cầu trong máu để kích thích quá trình tái tạo và làm mới các tế bào một cách tự nhiên. Tiểu cầu là thành phần chính trong PRP và chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và Protein chi phối quá trình lành thương, tái tạo da/ cơ/ sụn/ nang tóc.
2.1. Cơ chế PRP khớp gối
Khi tiêm PRP vào vùng khớp gối tổn thương, huyết tương giàu tiểu cầu đã được hoạt hóa sẽ phóng thích ra các yếu tố tăng trưởng, kích thích vết thương lành nhanh chóng, đồng thời giúp tăng sinh mô và sợi liên tục. Kết quả là mô được tái tạo nhanh chóng, giảm đau rõ rệt ở vùng được điều trị, chức năng vật lý của khớp được cải thiện.
2.2. Cơ chế PRP tóc
Khi tiêm PRP vào vùng da đầu bị rụng tóc/ hói, huyết tương giàu tiểu cầu đã được hoạt hóa sẽ kích thích mọc tóc một cách tự nhiên bằng việc cung cấp máu tới cho các nang lông rồi kích thích tế bào gốc của nang tóc phát triển. Từ đây, các nang tóc ở trạng thái ngưng hoạt động sẽ chuyển sang nang tóc hoạt động.
2.3. Cơ chế PRP da
Khi tiêm PRP vào vùng da thương tổn như lão hóa, nám, sẹo rỗ… huyết tương giàu tiểu cầu đã được hoạt hóa sẽ tác động lên các tế bào da, kích thích quá trình sản xuất Collagen và Elastin dưới da, kích thích da tái tạo săn chắc, trẻ hóa da, đồng thời làm mờ khuyết điểm như nám, vết thâm và lấp đầy sẹo rỗ hiệu quả.
3/ Tác dụng của PRP huyết tương giàu tiểu cầu
Câu trả lời cho PRP là gì đã được giải đáp ở bên trên. Vậy tác dụng của PRP là gì, được ứng dụng phổ biến trong các trường hợp nào?
Kích thích tái tạo da: PRP chứa các yếu tố tăng trưởng và protein quan trọng như PDGF, TGF, VEGF và EGF, có khả năng kích thích quá trình tái tạo và làm mới tế bào da. Nó giúp tăng cường sản xuất collagen và elastin, làm da trở nên săn chắc, đàn hồi và mịn màng hơn.
Cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da: PRP kích thích tạo mới các mạch máu, cải thiện sự cung cấp dưỡng chất và oxy cho da. Điều này giúp cải thiện độ đàn hồi và săn chắc của da, giảm thiểu nếp nhăn và làm căng da.
Giảm thiểu nếp nhăn và vết thâm: PRP có khả năng kích thích sản xuất collagen và elastin, các thành phần quan trọng giúp da trở nên đàn hồi và giảm thiểu nếp nhăn. Nó cũng có tác dụng làm mờ vết thâm và tăng cường quá trình lành vết thương.
Làm dịu viêm nhiễm và tăng cường quá trình lành vết thương: PRP chứa các yếu tố tăng trưởng và protein có tính chất chống viêm và kháng vi khuẩn. Khi được áp dụng lên vùng da tổn thương, nó có thể giúp làm dịu viêm nhiễm và tăng cường quá trình lành vết thương.
Cải thiện tình trạng viêm khớp: PRP được sử dụng trong lĩnh vực y học để điều trị viêm khớp. Các yếu tố tăng trưởng và protein trong PRP có khả năng giảm viêm và kích thích quá trình phục hồi trong các khớp bị viêm.
4/ Ưu nhược điểm của phương pháp PRP
Phương pháp PRP được các chuyên gia đánh giá cao với những ưu điểm như sau:
- Sử dụng máu tự thân của chính người bệnh nên rất an toàn, tương thích, không gây hiện tượng kích ứng
- Quy trình tách chiết PRP hiện đại, được thực hiện trong phòng đạt chuẩn vô trùng
- Không gây đau cho người bệnh, không mất thời gian để nghỉ dưỡng, không ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày
- Toàn bộ quy trình được thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 30 - 45 phút
Bên cạnh đó, cũng có một số nhược điểm của PRP như:
- Phương pháp PRP chỉ được thực hiện tại các bệnh viện, cơ sở làm đẹp có bác sĩ, kỹ thuật viên được cấp chứng chỉ hành nghề
- Giá thành thực hiện cao hơn so với phương pháp điều trị thông thường
- Phải kiểm tra sức khỏe trước khi thực hiện, nếu bệnh nhân bị thiếu hồng cầu sẽ không thể thực hiện PRP
5/ Lưu ý khi tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu
- Lựa chọn chuyên gia, đơn vị thực hiện uy tín, được cấp chứng chỉ hành nghề liên quan nhằm đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn và hiệu quả
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nên bảo vệ da thật kỹ, thoa kem chống chống nắng SPF 50+, đặc biệt là sau khi PRP trên da mặt để tránh thương tổn
- Nên bổ sung nhiều nước, trái cây mọng, rau xanh và các loại thịt đỏ để da được phục hồi nhanh nhất, cơ thể cũng được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn
- Tránh thức khuya, uống các đồ uống có cồn vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng máu
- Sau PRP, cần theo dõi và chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ thực hiện. PRP rất an toàn, không gây biến chứng nhưng nếu thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào thì hãy liên hệ ngay cho bác sĩ
(Nguồn bài viết: https://geneworld.vn/prp-la-gi-phuong-phap-prp-huyet-tuong-giau-tieu-cau )